1900 8198

42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tìm kiếm

UNG THƯ TỤY VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

22/06/2024 - 03:37

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể tự sản xuất hoặc không thể sử dụng đúng cách insulin - một loại hormone được tuyến tụy sản sinh để kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu. Glucose là thành phần quan trọng để duy trì hoạt động sống của cơ thể, được sử dụng cho quá trình tạo năng lượng bên trong tế bào và insulin chính là nhân tố giữ vai trò “vận chuyển” glucose từ máu vào nội bào. Khi người bệnh bị tiểu đường, do thiếu hụt hoặc hạn chế hoạt động của insulin (kháng insulin) mà glucose không thể di chuyển vào tế bào dẫn đến lượng đường trong máu tăng. Theo thời gian, tình trạng tăng đường huyết này có thể làm hư tổn các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh.

Mối liên hệ giữa ung thư tụy và bệnh tiểu đường

Bệnh ung thư tụy và quá trình điều trị ung thư tụy có thể gây ra tiểu đường. Các tế bào ung thư khi phát triển ở tụy sẽ làm tổn thương các mô. Bệnh nhân cũng có thể cần phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy như một phần của quá trình điều trị (được gọi là “thủ thuật Whipple”). Cả hai điều này đều có thể ảnh hưởng đến lượng insulin mà tuyến tụy tạo ra, từ đó dẫn đến tăng lượng đường trong máu.

Hình 1: Ung thư tụy

Tình trạng tăng đường huyết có hết sau khi điều trị không?

Lượng đường trong máu có thể trở lại bình thường sau khi điều trị ung thư nếu nguyên nhân là do dùng thuốc ví dụ như steroid. Ngược lại, việc tăng đường huyết sẽ tiếp diễn nếu bệnh nhân đã cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy.

Thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể giúp ổn định đường huyết. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp người bệnh  thay đổi chế độ ăn và lối sống để đường huyết ổn định. Nếu đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, người bệnh cần đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Thức ăn có thể làm thay đổi nồng độ đường trong máu, đặc biệt là thực phẩm có chứa carbohydrate. Carbohydrate phân giải thành đường trong cơ thể và khiến lượng glucose trong máu bạn tăng lên. Thực phẩm giàu carbohydrate là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, không chỉ là nguồn năng lượng chính của cơ thể mà còn cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali và canxi. Người bệnh không cần phải ngừng ăn carbohydrate nếu bị tiểu đường. Thay vào đó, có thể cải thiện lượng đường trong máu bằng cách thay đổi loại và lượng carbohydrate ăn vào.

Lưu ý: Trong thời gian điều trị ung thư, đừng cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách nhịn ăn hay ăn ít thức ăn hơn. Việc ăn đủ protein và năng lượng trong khi điều trị là rất quan trọng để giúp cơ thể có đủ sức khỏe. Nếu bị sụt cân hoặc gặp khó khăn trong việc ăn uống, người bệnh cần nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng. Người bệnh có thể cần ăn những thực phẩm giàu năng lượng khiến lượng đường máu tăng lên. Bác sỹ điều trị ung thư có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng tiểu đường, ví dụ, họ có thể đề nghị thay đổi loại thuốc điều trị.

Thực phẩm nào có chứa carbohydrate?

Thực phẩm có chứa carbohydrate bao gồm:

+ Các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang và ngô

+ Các loại đậu như các loại hạt đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng

+ Các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì và bánh quy giòn

+ Hoa quả

+ Sữa, sữa chua và sữa đậu nành

+ Đường - đường trắng, nâu, và đường bột, mật ong, mật hoa thùa và các loại thực phẩm có đường, như bánh ngọt, đồ uống có ga và kẹo

Hình 2: Thực phẩm chứa carbohydrate

Thực phẩm không có carbohydrate và không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, bao gồm:

+ Rau không chứa tinh bột

+ Thực phẩm giàu protein không chứa tinh bột như thịt gà, đậu phụ, cá, thịt bò, trứng, các loại hạt

+ Dầu ănthịt mỡ

Sử dụng loại carbohydrate nào là tốt nhất?

Không phải tất cả các loại carbohydrate đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu  theo cách giống nhau.

Loại carbohydrate phân giải chậm, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất được gọi là Carbohydrate chất lượng cao. Người bệnh nên cố gắng sử dụng loại Carbohydrate này thường xuyên. Ngược lại, carbohydrate chất lượng thấp thường bị phân giải nhanh chóng trong cơ thể và khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Chúng cũng chứa ít chất dinh dưỡng hơn. Do đó, nên cố gắng giảm sử dụng loại carbohydrate này trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tham khảo bảng dưới đây để phân biệt giữa hai loại carbohydrate:

 

Carbohydrate chất lượng cao

Hãy sử dụng thường xuyên

Nhiều chất xơ

Làm cho lượng đường trong máu tăng chậm

Tự nhiên, ít khi được chế biến sẵn

Carbohydrate chất lượng thấp

Hạn chế sử dụng

Ít chất xơ

Khiến lượng đường trong máu tăng nhanh

Thường được chế biến sẵn

Các loại củ quả chứa tinh bột

Tất cả, ví dụ: khoai tây, khoai lang và ngô.

 

Các loại đậu

Tất cả, ví dụ: đậu Hà Lan và đậu lăng.

 

Các loại hạt và ngũ cốc

Diêm mạch, lúa mạch, lúa mì khô, kiều mạch, lúa mì non, hạt kê, hạt dền

Gạo lứt, gạo basmati, hoặc gạo hoang Bắc Mỹ

Yến mạch cắt nhỏ

Tất cả các loại cám, như cám yến mạch, hoặc ngũ cốc Bran Buds chứa vỏ hạt mã đề.

Loại gạo trắng hạt ngắn

sợi trắng

Yến mạch ăn liền đóng gói, có tẩm hương vị

Ngũ cốc nướng, bánh ngô ròn

Hỗn hợp yến mạch cán

Bánh mì

Bánh mỳ làm từ 100% ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch đen, ngũ cốc hỗn hợp, bột lên men chua

Bánh mì trắng, bánh mì bơ sữa, bánh mì Kaisers, bánh sừng bò, bánh mì tròn

Hoa quả

Tất cả trái cây tươi hoặc đông lạnh (ví dụ các loại trái cây ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu là anh đào, bưởi, táo, lê, dâu tây, cam và mận)

Hạn chế sử dụng trái cây sấy khô

Trái cây đóng hộp trong nước trái cây hoặc sirô

Nước ép trái cây

Khoai tây chiên, bánh quy giòn và bánh mì giòn

Các sản phẩm trên thị trường của Ryvita, Wasa và Finn crisps.

Bánh quy mặn

Bánh gạo

Khoai tây và ngô chiên

Rau củ chiên

Bánh quy xoắn

Sữa và sữa chua

Sữa bò, sữa dê và sữa đậu nành

Sữa chua nguyên chất, không đường, hoặc sữa chua nước( kefir).

Sữa có thêm hương vị

Sữa chua hoặc nấm sữa kefir có thêm hương vị

Kem, kem sữa chua

Khác

Bỏng ngô

Đồ ngọt (ví dụ: bánh ngọt, bánh ga tô, bánh quy ngọt, thanh yến mạch, bánh pudding, socola, kẹo, kẹo dẻo cam thảo)

khoai tây chiên

Pizza cỡ nhỏ

Bánh bao, sủi cảo

Bánh quế, bánh kếp

 

Lượng carbohydrate phù hợp là bao nhiêu?

Nên cố gắng ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, với khoảng cách mỗi bữa ăn nên lớn hơn 6 tiếng. Việc bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ cũng đem lại nhiều lợi ích. Tham khảo thêm thông tin dưới đây về các bữa ăn chính và phụ. Tuy nhiên nếu như bị sụt cân hoặc khó khăn trong việc ăn uống, người bệnh cần nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng, vì có thể đó là do chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp.

Bữa ăn chính

Trong mỗi bữa ăn, nên có ¼ lượng thức ăn là các thực phẩm giàu carbohydrate chất lượng cao (như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hoặc củ giàu tinh bột), ¼ lượng thức ăn nên là protein (thịt, cá) và ½ còn lại các loại rau không chứa tinh bột. Có thể sử dụng thêm 1 ly sữa hoặc 1 hộp nhỏ sữa chua hoặc một bát nhỏ trái cây tráng miệng.

Bữa ăn nhẹ

Hãy dùng thêm một bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính nếu như thấy đói hoặc đang cần ăn nhiều calo hoặc nhiều protein, hoặc phải đợi hơn 6 giờ mới tới bữa ăn tiếp theo. Để có  bữa ăn nhẹ lành mạnh, người bệnh có thể tham khảo bảng dưới đây, bằng cách kết hợp 1-2 loại thực phẩm và hãy cố gắng sử dụng 1 thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn nhẹ để có thể đáp ứng nhu cầu protein của mình.

Rau/ hoa quả/ Tinh bột

Thực phẩm giàu protein

Rau cắt nhỏ

1 cốc  (250 ml trở lên)

Bơ làm từ các loại hạt/bơ hướng dương

2 muỗng canh (30 ml)

Táo / lê / cam

1 quả vừa  

Các loại hạt

¼ cốc (60 ml)

Dưa lưới /quả mọng

Bài viết liên quan